4 Kỹ Năng Học Tiếng Đức Cần Biết
Xem các khóa học chinh phục tiếng Đức của Hallo trung tâm tiếng Đức uy tín và tốt nhất ở TPHCM
Học tiếng đức cho người mới bắt đầu
Để học được một ngôn ngữ nào đó, ta đều phải thành thạo 4 kĩ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết. 4 kĩ năng này theo thứ tự cũng là quá trình mà một đứa trẻ tiếp thu ngôn ngữ khi lớn lên. Đầu tiên, đứa trẻ sẽ lắng nghe những gì người lớn nói. Sau đó, chúng bắt đầu tập nói theo bằng những từ đơn giản để thể hiện nhu cầu và ý nghĩ. Khi đến trường, những đứa trẻ sẽ được học chữ và tập đọc và sau đó là hoc viết khi lên lớp cao hơn.
Kĩ năng nghe
Nghe được là điều kiện tiên quyết để nói tốt. Ngoài làm bài tập nghe, một cách để luyện tốt là bạn hãy nghe nhạc hoặc xem phim ảnh bằng tiếng Đức.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy xem những video có phụ đề. Bạn hãy cố gắng nghe song song với việc đọc phụ đề để hiểu được họ nói gì. Sau đó, một khi bạn đã quen với việc nghe rồi, hãy che phụ đề và chỉ đọc khi bạn không nghe hoặc hiểu được.
Kĩ năng nói
Kĩ năng nói có 2 tiêu chí quan trọng, đó là nói lưu loát và phát âm đúng.
Trước hết, bạn hãy luyện cho mình kĩ năng phát âm chuẩn từng từ bằng các ứng dụng từ điển. Sau đó, hãy xem các chương trình tivi, các video trên Internet để có thể học hỏi cách nói chuyện cũng như ngữ điệu của họ.
Nếu có thể, hãy tìm cho mình một người bạn luyện tập cùng, tốt nhất là người bản xứ.
Kĩ năng đọc
Hãy đọc càng nhiều càng tốt, nhưng đừng đọc cho có mà đọc để hiểu và nắm ý của bài đọc.
Có rất nhiều tài liệu để các bạn đọc, dễ nhất chính là báo chí hoặc blog. Các bạn có thể lựa chọn chủ đề mình thích để tăng hứng thú và hiệu quả khi đọc.
Nếu bạn không hiểu, hãy dịch bài và đọc lại. Ban đầu việc này có thể tốn thời gian nhưng khi bạn đã làm quen thì tốc độ đọc và vốn từ của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Kĩ năng viết
Ngoài việc làm bài tập viết trong sách, bạn có thể tập viết bằng cách tòm tắt ý hay nêu cảm nghĩ về các bài báo mà bạn đã đọc. Việc đọc và viết blog cũng là một hoạt động hiệu quả giúp bạn luyện kĩ năng viết cũng như trau dồi cách hành văn của mình.